Tìm hiểu bệnh marek ở gà chọi và cách phòng tránh
19-11-2021Bệnh marek ở gà chọi không phải hiếm, nguyên nhân là do herpesvirus gây nên. Đây là một trong những loại bệnh cực kỳ nguy hiểm cho gà đá cũng như các sư kê. Bởi tỷ lệ chết có thể lên đến 60 – 70% nếu không được điều trị kịp thời.
Tìm hiểu về bệnh marek ở gà chọi
- Nguyên nhân
Bệnh marek ở gà chọi lần đầu xuất hiện vào năm 1978, do herpesvirus gây ra. Chủ yếu từ 8 – 24 tuần tuổi ở gà chiến và lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa.
- Dấu hiệu nhận biết bệnh marek ở gà chọi
Những dấu hiệu ban đầu dễ nhận biết nhất khi gà bị bệnh có thể kể đến như:
– Gà bị liệt, teo cơ
– Gầy gộc, xù lông
– Xuất hiện các nốt thịt thừa ở da và vùng mắt
Nếu ở giai đoạn này mà người chăm nuôi không phát giác và điều trị, bệnh sẽ có những chuyển hướng sau:
– Thể cấp tính: Triệu chứng bệnh giảm xuống, chỉ phát hiện gà bắt đầu chết. Gà biếng ăn, gầy còm thậm chí là bại liệt, đi phân lỏng.
– Thể mãn tính: Gà bắt đầu đi lại khó khăn, cánh rũ xuống, từng bộ phận bắt đầu bị liệt hoàn toàn. Mắt gà bắt đầu xuất hiện viêm nhẹ, mẫn cảm với ánh sáng, chảy nước mắt liên tục, tiếp đó xuất hiện mủ trắng đọng trong khóe mắt. Thị lực của gà giảm xuống, mổ không trúng thức ăn, thậm chí có thể gây mù. Nhiều sư kê thường nhầm lẫn với bệnh tang.
Hướng dẫn phòng bệnh marek ở gà chọi
Tính đến thời điểm hiện tại bệnh marek chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vậy nên cách tốt nhất là các sư kê nên phòng chống khi chăn nuôi và có biện pháp cách ly kịp thời khi gà mắc bệnh.
- Phòng bệnh marek cho gà chọi
– Khi gà bước vào giai đoạn 1 ngày tuổi tổ chức tiêm phòng bệnh marek
– Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, quét dọn, thay lá – rơm – rạ thường xuyên để tránh virus phát triển
– Vệ sinh máng ăn, máng uống
– Thường xuyên bổ sung thêm khoáng chất, vitamin và chất điện giải vào thức ăn, nước uống cho gà để tăng sức đề kháng
– Nên nuôi gà theo chuồng riêng để giảm thiểu bệnh lây lan nếu như có chiến kê mắc phải
– Không cho động vật lạ ra vào khu vực nuôi gà
– ….
– Tiến hành cách ly gà bị nhiễm hoặc thậm chí là một đàn nếu nuôi chung với nhau. Không được vận chuyển gà ra ngoài.
– Với gà nhiễm bệnh chết phải tiến hành tiêu hủy bằng cách đốt rồi chôn. Xử lý luôn những chất thải còn tồn dư như rác, phân. Đồng thời tiến hành tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi định kỳ.
Đó là toàn bộ thông tin về bệnh marek ở gà chọi. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích khi nuôi gà chiến.
"Mọi thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên chuyên môn hay sự đảm bảo nào. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan, tham khảo ý kiến của nhiều nguồn, và tự đánh giá trước khi đưa ra quyết định."