Những chấn thương trong bóng đá thường gặp, cách xử lý

26-03-2021

Chấn thương trong bóng đá là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu một số các chấn thương thường gặp với người chơi bóng và cách xử lý tình trạng này trong bài viết dưới đây tại chuyên mục bóng đá quốc tế nhé!

1. Những chấn thương trong bóng đá thường gặp

Bong gân và chấn thương cơ

Bong gân và chấn thương cơ chính là loại chấn thương trong bóng đá phổ biến nhất.

• Bong gân (sprain): Là chấn thương dây chằng – phần mô nối hai hay nhiều xương tại một khớp, khiến cho một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc rách.

• Chấn thương cơ gân (strain): Xảy ra khi phần bắp thịt hoặc dây gân bị kéo giãn hay rách, thường ở dây gân sau đầu gối và bắp thịt lưng.

Tình trạng này thường được xử lý bằng cách sử dụng phương pháp R.I.C.E, có nghĩa là:

• R (Rest – nghỉ ngơi): Bạn cần giới hạn hoạt động của mình trong khoảng 24 – 48 giờ đầu tiên, có thể sử dụng nẹp hoặc nạng để hỗ trợ vận động.

• I (Ice – chườm đá lạnh): Bạn hãy dùng túi nước đá chườm sau khoảng thời gian mỗi 20 phút trong 48 – 72 giờ để hạn chế sưng đau.

• C (Compression – dùng băng ép): Bạn có thể dùng băng thun để quấn ép nhẹ quanh vùng khớp chấn thương.

• E (Elevate – Nằm kê cao): Trường hợp chấn thương ở vùng cánh tay hoặc chân, bạn hãy nằm kê gối cao dưới các bộ phận này để giảm sưng bầm.

Những chấn thương trong bóng đá thường gặp, cách xử lý
Những chấn thương trong bóng đá thường gặp, cách xử lý

Mời bạn xem thêm kèo bóng đá hôm nay được cập nhật liên tục 24/24h hàng ngày nhanh nhất theo đúng múi giờ Việt Nam hiện nay.

Tổn thương dây chằng ở gối

Tổn thương dây chằng chéo trước chính là tổn thương dây chằng thường gặp và khá nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể là do lực từ bên ngoài tác động vào gối hay do lực giằng kéo từ bên trong gối. Khi hai cầu thủ va chạm nếu như lực tác động từ mặt ngoài gối vào thì có thể sẽ gây tổn thương phối hợp dây chằng chéo trước và dây chằng bên trong. Đặc biệt nếu lực va chạm quá mạnh thì sẽ khiến dây chằng chéo sau có thể đứt kèm theo luôn.

Tổn thương dây chằng chéo trước cũng có thể bị xảy ra do lực gián tiếp từ bên trong mà không có sự va chạm với đối thủ. Nhất là khi đang chạy rồi xoay hay là dừng lại đột ngột, té ngã với bàn chân bị kèm chặt dưới mặt sân. Chấn thương dây chằng càng nhiều thì khớp càng mất vững chắc. Nguy cơ lỏng lẻo khớp mãn tính càng sẽ tăng cao nếu không được điều trị đầy đủ.

Căng cơ

Căng cơ là chấn thương cơ hoặc gân, xảy ra khi mà một thớ cơ bị kéo quá xa về một hướng, cơ vận động khi ở trạng thái chưa sẵn sàng (cứng cơ). Khi căng cơ, cơ hoặc do gân bị giãn căng hoặc rách, dễ bị ở đùi sau, cơ háng, cơ đùi trước, cơ bắp chân, cơ lưng và cơ vai. Khi bị căng cơ, cầu thủ sẽ cảm thấy đau nhức, sưng và khó cử động vùng cơ.

Chấn thương căng gân kheo

Trong quá trình vận động với cường độ cao, vùng gân kheo bắp đùi có thể sẽ bị căng vượt quá giới hạn và bị rách gân – đây được gọi là chấn thương căng gân kheo. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của nó mà có thể chia thành 3 cấp độ chấn thương căng gân kheo.

Cách hiệu quả nhất đó là trước khi vào trận đấu cầu thủ nên khởi động kỹ càng. Việc khởi động sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương do cơ đùi sẽ được mở rộng khi các sợi cơ tăng nhiệt độ (lên 1 hoặc 2 độ). Tốt nhất là nên khởi động để làm nóng người trước khi trận đấu diễn ra trong vòng 20 phút và thả lỏng người khi trận đấu kết thúc.

Biện pháp tức thời khi bị bất kỳ chấn thương cơ đùi nào cũng là thả lỏng, chườm đá, băng bó và nâng chân (không bao giờ được chườm đá trực tiếp lên da). Tất cả mọi chấn thương cần phải được bác sỹ chẩn đoán và chăm sóc. Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của chấn thương gân kheo, mà cầu thủ có thể cần phải nghỉ ngơi từ một hai tuần cho đến 3 tháng. Nếu phải chườm đá ở nhà thì bạn hãy sử dụng túi chườm đá, không dùng trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh.

2. Chấn thương nặng nhất đối với cầu thủ

Gãy chân là tình trạng chấn thương nghiêm trọng bậc nhất đối với cầu thủ. Nó thường xuất phát trong các tình huống va chạm cực mạnh của cầu thủ trên sân. Việc thi đấu với cường độ quá cao mà không được nghỉ ngơi cũng có thể sẽ dẫn đến gãy chân.

Mời bạn xem thêm lịch thi đấu bóng đá cập nhật đầy đủ ltđ của tất cả những cầu thuộc các giải đấu chuyên nghiệp nhất trên thế giới một cách nhanh nhất hiện nay.

Trên đây là các chấn thương trong bóng đá thường gặp nhất. Nắm rõ nguyên nhân và cơ chế gây ra chấn thương sẽ giúp bạn phòng tránh chúng một cách tốt hơn. Nhờ đó mà quá trình luyện tập và thi đấu bóng đá của bạn cũng sẽ hiệu quả hơn.